Mẹo viết Kinh nghiệm làm việc trong CV - Điểm sáng thu hút nhà tuyển dụng

25/04/2024

Kinh nghiệm làm việc là mục mà nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá ứng viên tiềm năng. Thế nhưng bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa có quá nhiều cơ hội được làm việc trong thực tế thì nên viết kinh nghiệm như thế nào? Trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV ra sao cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho các bạn sinh viên.

kinh-nghiem-lam-viec-trong-cv

I. Trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV thế nào cho hiệu quả

Lưu ý: Bài viết hướng dẫn dành cho các bạn ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc, có thể những kinh nghiệm đó không phải đúng với vị trí đang ứng tuyển, nhưng sẽ giúp bạn biết cách trình bày mục kinh nghiệm sao cho nhà tuyển dụng "ưng" nhất.

Với các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy tham khảo bài viết Cách viết CV cho người ít kinh nghiệm làm việc này nhé

1. Sắp xếp công việc theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất

Khi trình bày kinh nghiệm làm việc, hãy bắt đầu từ công việc gần nhất và kết thúc bằng công việc bạn làm đầu tiên. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được hành trình làm việc và sự phát triển sự nghiệp của bạn theo thời gian.

2. Liên kết với vị trí bạn đang ứng tuyển

Hãy chỉ trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV phù hợp và liên quan đến vị trí mà bạn đang hướng đến vì đó là những điều nhà tuyển dụng muốn biết, làm tăng khả năng trúng tuyển của bạn.

Nếu bạn có những kinh nghiệm làm việc mà bạn cho rằng không liên quan, hãy cân nhắc xem có nên trình bày hay không vì nó sẽ làm cho CV của bạn trở nên lộn xộn và khó đọc hơn.

3. Mô tả công việc một cách rõ ràng và ngắn gọn

Hãy ghi lại tên công ty, thời gian làm việc, chức vụ và mô tả công việc của bạn bằng cách nêu rõ nhiệm vụ chính, trách nhiệm và thành tích bạn đạt được trong vai trò đó.

Sử dụng ngôn từ chuyên ngành mạnh mẽ để gây ấn tượng với người quản lý tuyển dụng và làm nổi bật năng lực của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra các số liệu cụ thể để minh họa kết quả và định lượng thành tích của bạn.

Tuy nhiên, với mỗi công việc, bạn chỉ nên mô tả ngắn gọn trong vòng 1-2 câu để dành chỗ trình bày những mục khác.

4. Nêu rõ các thành tựu và kỹ năng của bạn trong CV

Khi liệt kê các thành tựu, hãy tập trung vào những kết quả quan trọng nhất mà bạn đã đạt được ở mỗi vị trí công việc. Các thành tựu này có thể bao gồm các dự án đã hoàn thành, mức tăng trưởng doanh số bán hàng hoặc bất kỳ thành quả cụ thể nào khác có thể đo lường được. Việc cung cấp bằng chứng số liệu để hỗ trợ cho các thành tựu của bạn sẽ giúp cho hồ sơ xin việc của bạn trở nên thuyết phục hơn.

Ngoài việc nêu bật các thành tựu, bạn cũng nên đề cập đến những kỹ năng mà bạn đã phát triển hoặc cải thiện trong thời gian đảm nhiệm vị trí đó. Điều này cho thấy bạn đã không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân trong suốt quá trình làm việc.

II. Các tips trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV cho sinh viên mới ra trường

1. Tập trung vào kinh nghiệm liên quan

Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc có thể bao gồm kinh nghiệm thực tập, việc thực hiện các dự án trong quá trình học tập hoặc các công việc tình nguyện. Hãy tập trung vào những trải nghiệm có liên quan nhất đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bằng cách này, bạn có thể chứng minh rằng mình có kỹ năng và kiến thức cơ bản để thành công trong vị trí sắp tới.

2. Sử dụng mẫu cơ bản và tuân thủ quy tắc

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy sử dụng một mẫu CV đơn giản cơ bản và tuân thủ đúng các quy tắc viết CV, tập trung trình bày các phần khác nổi bật hơn như giáo dục, kỹ năng và dự án. Đây sẽ là những điểm sáng trong CV, bù vào kinh nghiệm làm việc còn non yếu của bạn.

3. Nêu rõ kỹ năng và sở thích của bản thân

Khi bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy tập trung nêu bật các kỹ năng mềm (như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề) và kỹ năng công nghệ (như thành thạo phần mềm, sử dụng mạng xã hội) mà bạn đã trau dồi thông qua thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Ngoài ra, hãy đề cập đến bất kỳ sở thích hoặc hoạt động nào có thể liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn có sự đam mê đối với lĩnh vực đó và có thể đóng góp vào công ty bằng những kinh nghiệm và hiểu biết độc đáo của mình.

4. Kết hợp học vấn và kinh nghiệm

Khi bắt đầu tìm việc làm, sinh viên mới ra trường thường sẽ tập trung vào việc nêu bật nền tảng học vấn của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng nhà tuyển dụng muốn thấy sự kết hợp của lý thuyết và thực hành trong kinh nghiệm của bạn. Do đó, ngoài việc liệt kê các khóa học và hoạt động ngoại khóa, bạn nên nhấn mạnh các dự án hoặc kinh nghiệm thực tế liên quan đến lĩnh vực bạn theo đuổi, nếu bạn đã ứng tuyển việc làm trên các website tuyển dụng thì cũng nên cập nhật lại hồ sơ mới nhất để các HR có thông tin mới của bạn.

Bằng cách làm nổi bật cách bạn đã áp dụng kiến thức trong lớp học vào các tình huống thực tế, bạn có thể chứng minh rằng mình không chỉ có nền tảng trí tuệ vững chắc mà còn có các kỹ năng thiết yếu để thành công trong công việc. Điều này sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông các ứng viên khác và tăng cơ hội được tuyển dụng vào vị trí mong muốn.

Nhớ rằng mục tiêu của CV là làm cho nhà tuyển dụng hiểu rõ về kỹ năng, năng lực và tiềm năng của bạn, vì vậy hãy tập trung vào những yếu tố này khi trình bày kinh nghiệm làm việc của mình. Chúc bạn có một CV ưng ý và sớm tìm được công việc mình mơ ước.

Bài viết khác

Xem thêm