Xây dựng kế hoạch cuộc đời ra sao, khi tương lai bất định và khó đoán trước?

20/11/2023

Trong Episode 01 của chuỗi nội dung về phát triển sự nghiệp (Career Development Series), độc giả đã có cơ hội tìm hiểu về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cho tương lai, ngay cả khi có vô số những điều quan trọng mà mỗi cá nhân chúng ta phải làm trong hiện tại. Ở Episode 02 tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá "Các chiến lược, hành động và cách tiếp cận để lên kế hoạch cho tương lai, công việc quan trọng."

Nhịp thay đổi của văn hóa, xu hướng và bối cảnh toàn cầu, đặt nhiều cá nhân vào cảnh băn khoăn, lo lắng khi họ phải tự mình đưa ra hoặc tái hoạch định những kế hoạch tương lai cho bản thân. Giờ đây, các cá nhân tiếp cận quá trình phát triển sự nghiệp với tâm lý "an toàn" hơn, đề phòng nhiều hơn cho những điều không chắc chắn đang ẩn hiện.

May mắn thay, có nhiều phương án và giải pháp để giúp ta tự tin hơn trong quá trình lập kế hoạch, ra quyết định và cho phép ta kiểm soát hiệu quả hơn các yếu tố ngoại quan. Đặc biệt, nhiều cá nhân và tổ chức đã dần quen hơn, thích nghi hoặc trực tiếp tham gia vào xu hướng "Micro-planning for uncertain future" - Tức thiết lập một chuỗi gồm nhiều kế hoạch nhỏ có tính liên kết chặt chẽ, tịnh tiến theo thời gian. Từ đó, cách tiếp cận này cho phép chúng ta dễ dàng hoàn thành và theo dõi lộ trình phát triển (Đặc biệt là với sự nghiệp cá nhân), đồng thời thuận tiện cho ta có các điều chỉnh khi cần thiết (Định hướng, kết quả hoặc lĩnh vực đều có thể được tái quyết định xuyên suốt hành trình).

Nhận thức rõ về công việc mong muốn, ước mơ sự nghiệp hoặc mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển bản thân - Là điểm khởi đầu lý tưởng khi ta bắt đầu thiết lập chuỗi kế hoạch nhỏ cho tương lai. Xác định rõ đích đến khi bắt đầu giúp quá trình "chia nhỏ ước mơ" dễ dàng và thực tế hơn, mang lại sự liên kết chặt chẽ khi mọi kế hoạch nhỏ cho tương lai đều hướng về một đích. Tùy vào mỗi cá nhân, các đợt đánh giá mức độ hoàn thành của những kế hoạch nhỏ có thể diễn ra vào nhiều thời điểm khác nhau: 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc dài hơn. Song, điều quan trọng hơn cả là bạn biết cách chia nhỏ những kế hoạch ấy thành từng nhiệm vụ nhỏ hơn nữa, trải đều vào từng ngày hoặc từng buổi - Để mỗi cuối ngày bạn biết được mình đã làm và cần cải thiện những gì.

Điểm kì diệu để đạt được những mục tiêu mong muốn, hoặc thành công trong việc tận dụng cách tiếp cận mới của việc lập kế hoạch tương lai này là "Adaption" - Khả năng thích ứng, linh hoạt và sẵn sàng thay đổi những gì cần thiết. Khác với "Flexibility" - Khả năng linh hoạt đơn thuần, Adoption yêu cầu nhiều hơn là một sự chấp nhận hoặc đồng hành với hoàn cảnh mới, nó thể hiện rõ khả năng cá nhân chấp nhận, đánh giá và quyết định những điểm thay đổi mấu chốt, cần thiết để duy trì hiệu quả, đảm bảo lộ trình vẫn dẫn tới mục tiêu cuối cùng, hay những ước mơ sự nghiệp khó thay đổi của các cá nhân. (Bạn muốn đến thị trấn để mua sách nhưng xe ô tô của bạn có vấn đề, bạn sẽ không chấp nhận mua sách ở một điểm khác kém chất lượng hơn, mà quyết định bắt xe bus để di chuyển, và lên kế hoạch lại về thời gian di chuyển - giờ đây sẽ lâu hơn.)

Nhìn chung, "Micro-planning" sẽ đơn giản khi thực hiện. "Dừng lại và nhìn thật xa, sau đó bước từng bước nhỏ cho mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng; cuối cùng đánh giá và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết". Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng trong quá trình hoạch định một chuỗi những kế hoạch nhỏ:

1. Mục đích: Xác định sứ mệnh đầy động lực của bạn, giữ tâm trạng mở cửa đối với cách nó sẽ thể hiện. Nhiều người đang trải qua sự thay đổi nghề nghiệp. Nếu bạn đang cố gắng tìm hiểu mục đích cuốn hút của mình, hãy bắt đầu từ những trải nghiệm sự nghiệp thú vị nhất bạn từng có. Đó là những thành phần của mục đích của bạn.

2. Năm: Sử dụng thông tin tốt nhất bạn có để tạo ra một chiến lược cho năm phù hợp với mục tiêu của bạn. Quay lại năm trước, xem điều gì đã thành công (hoặc không tốt), và những bài học bạn học từ quá khứ. Quyết định những điểm cải thiện bạn muốn tập trung vào, không nên quá ba điểm.

3. Quý: Đầu mỗi quý, đánh giá lại công việc và cách bạn làm việc bằng cách đặt cho bản thân những câu hỏi mạnh mẽ và lập kế hoạch. Thiết lập mục tiêu cho quý tới dựa trên những câu trả lời này, hạn chế số lượng mục tiêu chọn không quá năm.

4. Tháng: Chọn mục tiêu cho quý tới, giữ chú ý vào không quá năm mục tiêu. Ví dụ, nếu vấn đề lặp lại từ quý trước là ý kiến của bạn không được đánh giá cao, đặt một mục tiêu để chia sẻ một ý tưởng mới mỗi tháng và giải thích rõ cách nó sẽ tác động tích cực đến bộ phận của bạn.

5. Tuần: Thay vì tạo danh sách công việc hàng ngày dài như một dãy dài và khiến bạn cảm thấy thất vọng khi kết thúc ngày, hãy tạo ra một kế hoạch hàng tuần vào đầu mỗi tuần. Điều này cung cấp cho bạn tự do lập kế hoạch hơn và cái nhìn rộng lớn hơn về những gì phía trước.

6. Ngày: Cuối cùng, theo dõi năng lượng hàng ngày của bạn. Ghi chú về tình trạng tinh thần, tình cảm và thể chất của bạn để có thông tin quan trọng về cách tối ưu hóa quá trình làm việc của bạn. Điều này giúp bạn tiếp cận kế hoạch hàng tuần, quý và năm của mình với sự nhận thức hơn.

Thế giới quanh ta đang thay đổi từng ngày và mỗi chúng ta cũng cần thích nghi với những biến chuyển ấy xuyên suốt hành trình phát triển bản thân, xây dựng sự nghiệp cá nhân của mình.

Kế hoạch dài hạn với những mục tiêu cố định đã không còn hiệu quả trong mọi trường hợp. Mặc dù vậy, việc lên kế hoạch tương lai vẫn mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân. Bằng cách chia nhỏ quy trình thực hiện để dễ dàng quản trị và điều chỉnh, chúng ta sẽ bắt đầu tham gia vào xu hướng chung của thời đại, cho phép ta kiểm soát và thay đổi thường xuyên hơn trong lộ trình phát triển.

*Đặc biệt

Trong hầu hết mọi trường hợp, đừng để những dang dở, thất bại hoặc bước lùi trong quá khứ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chuỗi kế hoạch tương lai của bạn quá nhiều. Nếu có một thứ trong quá khứ mà bạn phải nhớ về, đó là bài học từ những sai lầm trong quản lý, quá trình thực hiện - chứ không phải cảm giác dằn vặt bản thân và tư duy sợ đối mặt những thất bại ấy một lần nữa. Câu thần chú cho bạn là: "Embracing the opportunities to failure" - Trân trọng những cơ hội khi ta được sai (Để ta có cách làm, cách tiếp cận mới tốt hơn dẫn đến thành công).

Để bạn hình dung rõ hơn: năm 2023 có thể là một vết trượt dài hay sự trì trệ đối với sự nghiệp cá nhân trong suy nghĩ của bạn. Sự biến đổi sâu sắc của môi trường kinh doanh, bối cảnh kinh tế hoặc công nghệ cũng tạo cho bạn nhiều áp lực, với nhiều câu tự vấn mà bạn vẫn đang vật lộn để tìm câu trả lời cho chính mình như "Tôi muốn làm gì với cuộc đời mình?", "Tôi muốn trở thành ai?", "Tôi phải bền bỉ và ổn định trong thời đại không chắc chắn này ra sao?"

Song, những câu tự vấn và tâm trạng bất định ấy, là tín hiệu cho sự tái khởi động sâu bên trong mà chính bạn cũng đang dần nhận ra - Sự tái khởi động nơi "Sự nghiệp cá nhân" và "Phát triển bản thân" theo một cách mới đang đứng dầu danh sách ưu tiên. Từ bỏ những kế hoạch 3 năm hay 5 năm dường như khó khắn và mang cho bạn cảm giác thất bại khi không bền bỉ với mục tiêu đề ra, nhưng nhìn nhận sự thay đổi ấy như quá trình thích nghi bắt buộc với thế giới "mới" sẽ giúp bạn chấp nhận bản thân và bắt đầu việc lập chuỗi kế hoạch nhỏ dễ dàng hơn.

-------------

Isers đừng quên theo dõi "Career Development Series" để chúng mình cùng nhau tìm hiểu thêm những phần kiến thức chuyên sâu về phát triển dài hạn (long-term growth) , tăng trưởng hiệu suất (productivity optimization) và học về những yếu tố để thành công - nhằm chuẩn bị tốt nhất cho con đường sự nghiệp phía trước (hẳn sẽ không bằng phẳng) của bạn nhé!

-------------

📭 Các bạn đang có những suy nghĩ gì về chuỗi nội dung mới này? Cùng bình luận cho chúng mình biết những chủ đề mà ISers quan tâm nhé!

📭 Sinh viên cũng có thể gửi ý kiến, phản hồi đến team Đối ngoại và Hợp tác doanh nghiệp, Phòng Công tác sinh viên. (VNUIS EXTERNAL ENGAGEMENT CLUB - ISYNERGY)

➤ Fanpage: ISynergy VNUIS

📞 Tel: (+84) 866513889

✉️ Email: partner@vnuis.edu.vn

#CareerDevelopmentSeries #GiveYourselfChances #VNUIS

Bài viết khác

Xem thêm