THIẾT KẾ NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG HÀNH TRÌNH CỦA RIÊNG TA
28/11/2023
THIẾT KẾ NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG HÀNH TRÌNH CỦA RIÊNG TA
Episode 03 - Career Development Series
Marc Effron, người sáng lập và chủ tịch của TSG (Một công ty toàn cầu chuyên về tư vấn chiến lược), trong một bài viết trên Havard Business Review đã nhấn mạnh rằng: Dễ hiểu khi các cá nhân trong giai đoạn đầu của sự nghiệp cảm thấy mơ hồ về cách mà mình sẽ phát triển, bởi tồn tại nhiều phương án khả thi làm ta khó khăn khi chọn lựa và ra quyết định cho tương lai.
Mặc dù vậy, ông cũng đề xuất một kỹ thuật độc đáo, song vô cùng hiệu quả mà chúng ta tạm gọi là cụm thu gọn đặc biệt "Từ đâu / Muốn đến đâu" ( "From/To" Statements). Khi xuất phát từ sự tự vấn thú vị này, việc tạo nên một lộ trình các điểm đến mà cá nhân ta mong muốn được trải nghiệm để phát triển không còn quá khó khăn.
-------------
I. Tại sao lại là những điểm đến mà ta mong muốn trải nghiệm?
Xuyên suốt bài viết, Marc Effron đã thể hiện sự ưu ái và tin tưởng nhất định cho mô hình "70-20-10" (xuất phát từ các nghiên cứu mà ông tìm hiểu) - mà trong đó nhấn mạnh rằng những sự phát triển sự nghiệp thành công nhất thường là kết quả của 70% kinh nghiệm làm việc, 20% tới từ các tương tác xã hội của cá nhân đó, và 10% đến từ nền tảng giáo dục (các con số mang tính tương đối, nhưng đại diện cho số đông các trường hợp thành công hoặc xuất chúng).
70% đến từ kinh nghiệm, minh chứng cho tầm quan trọng của các "trải nghiệm đáng giá" trong xuyên suốt thời gian phát triển của các cá nhân.
II. Khoảng cách thực tế
Khoảng cách giữa lộ trình phát triển và sự phát triển thực sự là đáng kể nhưng qua một chuỗi những lần thực hành đều đặn với kỹ thuật này, ta ngày một rõ ràng hơn về bản thể, năng lực hiện tại, và con đường nhanh nhất để ta thu hẹp khoảng cách ấy, từ đó từng bước đạt đến sự phát triển cá nhân thực sự theo lộ trình do ta tạo nên.
Không cần phải bàn cãi, thách thức mà phần lớn sinh viên và người trẻ ngày nay gặp phải là: Cần cạnh tranh với nhiều cá nhân khác trong lĩnh vực của mình nếu muốn trở thành một cá nhân nổi trội. Bởi nếu ta phát triển nhiều khả năng hơn, với tốc độ nhanh hơn những người khác, ta sẽ có sự thể hiện tốt, từ đó tiếp tục có được các cơ hội tốt hơn để bộc lộ tài năng và đảm đương các trọng trách mình mong muốn trong tương lai.
→ Vấn đề là phát triển nhanh và chắc chắn như thế nào nếu nó đóng vai trò quan trọng đến thế? Marc Effron không chỉ đơn thuần cung cấp một cách tiếp cận bề mặt và cơ bản của "From / To Statements", ông có những trình bày chi tiết về kiến thức nền tảng, phương án và ví dụ cụ thể để ta thực hành hiệu quả nhất.
III, Nhìn chung, ông đặt toàn bộ quá trình xây dựng lộ trình phát triển cá nhân vào 2 thành tố quan trọng, có tính tiếp nối với nhau:
1. Xác định cụm thu gọn "From / To" của ta
Để dễ hình dung, nếu ta muốn tìm hướng đi trong Google Maps, ứng dụng sẽ hỏi ta vị trí hiện tại và điểm đến mong muốn của ta. Thông tin mà ta nhập vào càng chi tiết, cụ thể, lộ trình mà ứng dụng cung cấp cho ta sẽ càng chính xác và thường là phương án tối ưu nhất về thời gian, khoảng cách di chuyển. Tiến trình phát triển của ta cũng y hệt như vậy, hãy cụ thể về vị trí và nền tảng của ta hôm nay và điểm đến sự nghiệp hay cột mốc đánh dấu sự phát triển bản thân trong tương lai mà ta mong muốn.
Mặc dù vậy, thử thách thực sự cho hầu hết chúng ta là ta thường "quá lạc quan" hoặc "bị chính mình đánh lừa" về năng lực, vị trí hiện tại của bản thân. Thậm chí, ta cũng không biết chính xác về thành tố còn lại (Điểm đến), ta nhiều khi đánh đồng giữa "ước mơ điển hình" của xã hội tiêu chuẩn với ước mơ cá nhân ta.
→ Giải pháp là: ta có thể định hình chính xác (hoặc thực tế nhất) về 2 yếu tố đó bằng cách hỏi những "tiền bối đáng tin" hoặc đồng nghiệp về cách họ nhìn nhận ta, và điểm đến trong sự nghiệp phát triển bản thân mà họ nghĩ ta sẽ đạt được trong tương lai - Tất nhiên ta cần nhấn mạnh với họ rằng sự trung thực, thậm chí đôi khi phũ phàng của họ sẽ cho ta cơ hội phát triển nhanh hơn.
Cách tiếp cận này sẽ dễ dàng thực hiện khi ta tạm không sử dụng đến "cái tôi" quá nhiều, sẵn sàng lắng nghe và xem xét toàn bộ những kết quả mà ta thu được. Và việc của ta sau khi đã thu lượm đầy đủ các ý kiến về bản thân là quyết định xem đâu là "Vị trí hiện tại" và "Điểm đến khả thi" thực sự mà ta sẽ sử dụng.
→ Nếu ta thấy quá khó khăn khi chọn, Marc Effron khuyên ta nên ưu tiên xem xét những nhận xét thẳng thắn và làm ta khó chịu nhất để tự vấn bản thân để đạt được trạng thái khách quan nhất trước khi đưa ra quyết định.
2. Thiết kế lộ trình cho các điểm trải nghiệm mà bạn mong muốn
Trong phần (I), hẳn ta vẫn nhớ khi mô hình "70-20-10" nhắc nhở chúng ta rằng kinh nghiệm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nhất, vậy chắc chắn ta cần hiểu những trải nghiệm nào trong lộ trình sẽ góp phần tạo nên con người hoặc đích đến sự nghiệp ta muốn. Lộ trình này thường kéo dài trong 2 tới 5 năm tiếp theo, và là văn bản lên kế hoạch cụ thể nhất sẽ miêu tả việc làm thế nào bạn có được năng suất tốt nhất trong quá trình phát triển.
Có hai loại trải nghiệm sẽ thúc đẩy sự phát triển của bạn - trải nghiệm chức năng và trải nghiệm quản lý. (functional experiences and management experiences.)
Trải nghiệm chức năng giúp bạn trở nên giỏi giang ở một lĩnh vực nào đó, ví dụ như Marketing, Tài chính, Quản lý nhân lực hoặc R&D. Chúng cho phép bạn chứng minh rằng bạn có năng lực cao trong những gì bạn làm. Kinh nghiệm quản lý sẽ giúp bạn chứng minh rằng bạn có thể thực hiện hoặc quản lý trong nhiều tình huống thử thách khác nhau. Bạn không chỉ là nhà tiếp thị giỏi ở một khu vực mà còn chứng tỏ rằng bạn có thể dẫn đầu hoạt động tiếp thị khi có một nhóm mới, trong tình huống với nhiều thay đổi không báo trước và ở một khu vực địa lý khác.
Khi đạt được thành công những trải nghiệm đầy thử thách này, bạn đã chứng minh cho công ty thấy rằng bạn là một nhà lãnh đạo đa năng, xứng đáng có cơ hội đảm nhận những vai trò lớn hơn, quan trọng hơn.
Bạn có thể có cho mình những trải nghiệm quản lý hoặc trải nghiệm chức năng quý giá ấy sau khi:
a. Học tập từ những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn
+) Những người giỏi nhất và sáng giá nhất trong lĩnh vực của bạn có thể giúp bạn hiểu những trải nghiệm nào sẽ đưa bạn vào top 10% và trở thành chuyên gia.
Phỏng vấn những nhà lãnh đạo đó để tìm hiểu những kinh nghiệm nào sẽ xây dựng nên sự xuất sắc trong hoạt động của bạn. Các cuộc phỏng vấn sẽ cung cấp cho bạn nguyên liệu thô để tạo ra bản đồ trải nghiệm cá nhân của bạn.
+) Xác định các chuyên gia trong và ngoài công ty của bạn.
Phỏng vấn những người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn, không chỉ là người giỏi nhất trong công ty của bạn. Nếu bạn muốn trở thành giám đốc tài chính (CFO), hãy xác định năm giám đốc tài chính mà bạn ngưỡng mộ hoặc được đánh giá cao trong ngành của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là trở nên xuất sắc trong lĩnh vực R&D dược phẩm ở giai đoạn đầu thì đó cũng là quy trình tương tự. Tìm những nhà lãnh đạo trong danh sách "tốt nhất" trong ngành (giám đốc tiếp thị giỏi nhất, giám đốc thông tin, v.v.), từ các bài báo của họ trên tạp chí thương mại, danh sách diễn giả tại các hội nghị có liên quan hoặc từ sự giới thiệu của các nhà lãnh đạo trong công ty của bạn.
Yêu cầu một cuộc phỏng vấn. Gửi email cho từng nhà lãnh đạo, yêu cầu một cuộc trò chuyện thân mật để họ có thể giúp đỡ bạn trong lĩnh vực của họ phát triển.
+) Tìm kiếm những thông tin quý giá.
Trong cuộc gọi, hãy hỏi họ: "Những trải nghiệm chức năng chính [không nhất thiết phải là công việc] mà bạn tin rằng sẽ tạo ra [tổng giám đốc, kiến trúc sư CNTT, giám đốc tài chính] chất lượng cao nhất là gì? Hoặc, "Mô tả những gì họ sẽ thấy trong bản lý lịch của một người xuất sắc ở vị trí _______." Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin chất lượng, hãy hỏi họ về những trải nghiệm quý giá nhất mà họ có được trong sự nghiệp của mình.
→ Nếu không có cơ hội hoặc quá khó khăn trong tìm kiếm các chuyên gia để phỏng vấn, bạn có thể tìm kiếm những thảo luận mở mà họ là khách mời trên mạng xã hội (Hầu hết các lĩnh vực đều có một số chuyên gia đầu ngành thích chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện của họ với truyền thông)
b. Bắt tay vào xây dựng bản đồ của bạn.
Xem lại các ghi chú phỏng vấn của bạn (hoặc ghi chú từ các nội dung bạn đã thu thập được) và liệt kê những trải nghiệm mà người được phỏng vấn đã mô tả. Không phải mọi thứ bạn nghe đều hữu ích; một số thông tin sẽ trùng lặp hoặc mâu thuẫn với những gì người được phỏng vấn khác nói.
→ Vậy nên mục tiêu của bạn là sắp xếp thông tin này để tìm ra một số trải nghiệm sẽ thúc đẩy sự nghiệp của bạn nhanh nhất.
Trải nghiệm ấy nên mô tả một kết quả kinh doanh có ý nghĩa - mở một cơ sở sản xuất mới, lãnh đạo một nhóm lớn vượt qua giai đoạn chuyển biến kinh doanh hoặc chốt sổ sách cho một đơn vị kinh doanh. Nó phải là nền tảng quan trọng cho khả năng lãnh đạo hoặc chức năng của bạn; Thành tựu của bạn về nó phải có ý nghĩa gì đó đối với những người khác trong lĩnh vực của bạn. Về các câu chuyện đặc biệt liên quan đến phát triển và tinh thần trở nên xuất sắc tại Việt Nam, sinh viên có thể tham khảo câu chuyện và các phiên chia sẻ của Mai Hữu Tín (nguyên Chủ tịch hội doanh nhân trẻ Việt Nam), Trương Gia Bình (Chủ tịch hội đồng quản trị FPT) hoặc Vietnam Innovators Series (Vietcetera)...
Những kinh nghiệm chức năng mà bạn cần để trở thành người có thành tích cao sẽ là duy nhất đối với nghề nghiệp của bạn, nhưng kinh nghiệm quản lý sẽ rất giống nhau giữa các ngành nghề. Kinh nghiệm quản lý phát triển những khả năng chung có giá trị đối với tất cả các nhà quản lý, bất kể chức năng của họ là gì. Để đơn giản, bạn có thể sử dụng những trải nghiệm này khi tạo bản đồ của mình:
+) Trải nghiệm vòng đời: Dẫn đầu trong các phần khác nhau của công ty bạn hoặc quá trình phát triển sản phẩm: tình huống thay đổi, khởi nghiệp, môi trường ổn định, thị trường đang phát triển hoặc thị trường trưởng thành hoàn toàn.
+) Quản lý kinh nghiệm: Nâng cấp một nhóm kém chất lượng, lãnh đạo một nhóm lớn, quản lý một nhóm mà bạn có ảnh hưởng nhưng không có quyền hạn, lãnh đạo trong môi trường ma trận, lãnh đạo trong môi trường mang tính chính trị cao.
+) Trải nghiệm địa lý: Có trải nghiệm bên ngoài địa lý quê hương của bạn, nơi ngôn ngữ địa phương không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.
Chọn bốn đến bảy trải nghiệm chức năng và ba đến bốn trải nghiệm quản lý mà bạn tin rằng sẽ mang lại lợi ích cho bạn nhiều nhất và liệt kê chúng trên bản đồ trải nghiệm cá nhân của bạn. Bản đồ phải tập trung và thực tế - một bảng tham khảo mà bạn sẽ sử dụng thường xuyên để lập kế hoạch phát triển và đánh giá sự tiến bộ của mình.
Bản đồ trải nghiệm cá nhân giờ đây là kim chỉ nam giúp bạn liên tục phát triển bản thân có hiệu suất cao. Tạo ra nó sẽ là một trong những khoản đầu tư thời gian tốt nhất của bạn. Xem lại nội dung bản đồ của bạn bất cứ khi nào bạn phát triển bản thân, chuyển đổi công việc hoặc công ty và ít nhất sáu tháng một lần để đảm bảo rằng nó vẫn là hướng dẫn hiện hành và hữu ích.
Phát triển bản thân nhanh hơn không phải là điều dễ dàng nhưng nó sẽ đơn giản hơn nhiều khi bạn hiểu rõ về nguồn gốc, đích đến của mình và con đường nhanh nhất, dựa trên kinh nghiệm giữa hai điều đó.
-----------------
Chúc cho mỗi độc giả, đặc biệt là các ISers sẽ thu nạp được những thông điệp, bài học quý giá từ bài viết, từ đó ứng dụng và thực hành thành công vào quá trình phát triển của bản thân, làm nền tảng cho những đóng góp to lớn đối với xã hội cũng như thế giới xung quanh của các em sau này.
-------------
📌 "Career Development Series" - Chuỗi nội dung trọng điểm để đồng hành cùng sinh viên xuyên suốt quá trình định vị (Self-Navigation), phát triển bản thân (Self-Development) và xây dựng sự nghiệp (Career Development).
Chuỗi nội dung mới mẻ này sẽ tái định hướng về cả hình thức và độ đa dạng trong các hỗ trợ dành cho sinh viên và cựu sinh viên, giúp các bạn được nắm bắt thông tin nhanh chóng và thống nhất qua các kênh chính thức: Cổng thông tin việc làm (Job Portal), Thư tin (Newsletter/Email), và các trang mạng xã hội (Fanpages).
📌 Career Development Series dự kiến sẽ lên sóng vào lúc 20h00, thứ 2 và thứ 6 hàng tuần.
-------------
📭 Các bạn đang có những suy nghĩ gì về chuỗi nội dung mới này? Cùng bình luận cho chúng mình biết những chủ đề mà ISers quan tâm nhé!
📭 Sinh viên cũng có thể gửi ý kiến, phản hồi đến team Đối ngoại và Hợp tác doanh nghiệp, Phòng Công tác sinh viên. (VNUIS EXTERNAL ENGAGEMENT CLUB - ISYNERGY)
➤ Fanpage: ISynergy VNUIS
📞 Tel: (+84) 866513889
✉️ Email: partner@vnuis.edu.vn